Google+ 9 bí quyết thành công của một nhà đầu tư...
Tin công tyTin khuyến mãiTin công nghệ

Sản phẩm nổi bật
 
[ Cập nhật ngày 03-02-2012 ]

9 bí quyết thành công của một nhà đầu tư...

Cùng với tất cả những con số, biểu đồ, tỷ lệ, đầu tư là một nghệ thuận hơn là một môn khoa học. Như những nỗ lực nghệ thuật cần tới tài năng, nhưng tài năng không phải là tất cả.

Nhà đầu tư giỏi nhất là những người mài dũa kỹ năng của mình thông qua thực tế và kỷ luật. Họ tự thực hiện những phân tích cá nhân để nhận ra yếu tố nào điều chỉnh hoạt động giao dịch của mình và học cách giữ nỗi sợ hãi và lòng tham trong sự cân bằng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ nhìn nhận 9 bước một nhà đầu tư mới tham gia thị trường có thể sử dụng hiệu quả cho hoạt động đầu tư của mình. Đối với những người đã là chuyên gia, bạn có thể tìm thấy một vài bí quyết giúp bạn trở thành một nhà đầu tư thông thái hơn và thu lợi nhiều hơn.

Bước 1. Xác định các mục tiêu của bạn, sau đó lựa chọn phương thức đầu tư thích hợp với những mục tiêu đó. Đảm bảo tính cách của bạn phù hợp với phương thức đầu tư được chọn.

Trước khi bạn bắt đầu bất kỳ chuyến phiêu lưu nào, bạn bắt buộc phải có một vài ý tưởng về điểm đến và cách bạn sẽ đi tới đó. Vì vậy, bạn nhất thiết phải có những mục tiêu rõ ràng trong tâm trí, như bạn muốn đạt được điều gì. Sau đó bạn phải chắc chắn rằng phương pháp đầu tư của bạn có khả năng giúp bạn đạt tới những mục tiêu này. Mỗi phương thức đầu tư lại đòi hỏi một cách tiếp cận khác nhau và đi kèm với những rủi ro khác nhau. Do đó, nó đòi hỏi những thái độ và cách tiếp cận khác nhau để có thể đầu tư thành công. Không quan trọng bạn lựa chọn phương thức nào, hãy đảm bảo rằng tính cách của bạn phù hợp với phương thức bạn định theo đuổi. Khi tính cách của bạn không phù hợp với phương thức đầu tư, nó sẽ dẫn tới những thua lỗ căng thẳng và tất yếu.

Bước 2. Lựa chọn nhà môi giới giúp bạn thấy thoải mái nhưng đồng thời đi kèm với nền tảng giao dịch phù hợp với phương thức đầu tư của bạn.

Thực sự quan trọng cho bạn trong việc lựa chọn người môi giới cung cấp một nền tảng giao dịch cho phép bạn thực hiện những phép phân tích cần thiết. Lựa chọn một người môi giới được tín nhiệm là hết sức quan trọng và việc dành thời gian nghiên cứu sự khác nhau giữa các nhà môi giới cũng rất có ích. Bạn phải hiểu các chính sách của mỗi nhà môi giới và cách họ tạo lập thị trường. Ví dụ, khi bạn thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung hay thị trường giao ngay sẽ khác với khi tham gia thị trường tập trung. Việc đọc các tài liệu của nhà môi giới cũng rất quan trọng trong việc lựa chọn một nhà môi giới thích hợp. Hiểu chính sách của nhà môi giới của bạn. Đồng thời cũng đảm bảo rằng nền tảng giao dịch của nhà môi giới này là phù hợp với những phân tích bạn muốn thực hiện. Một nhà môi giới tốt với một nền tảng nghèo nàn, hay một nền tảng giao dịch tốt đồng hành với một nhà môi giới yếu kém, đều có thể trở thành vấn đề. Hãy đảm bảo rằng bạn có được sự lựa chọn tốt nhất cho cả hai, nhà môi giới và nền tảng giao dịch.

Bước 3. Lựa chọn phương pháp luận và sau đó kiên định với ứng dụng đó.

Trước khi bạn tham gia vào bất kỳ thị trường nào như một nhà đầu tư, bạn cần có ý tưởng về cách bạn sẽ ra quyết định cho giao dịch của mình. Bạn phải biết thông tin nào là cần thiết để đưa ra một quyết định hợp lý trong việc nên tham gia hay thoát khỏi thị trường. Một số người lựa chọn cách xem xét những yêu tố cơ bản của công ty hay nền kinh tế, và sau đó dùng biểu đồ để quyết định thời điểm tốt nhất để thực hiện giao dịch. Những người khác sử dụng phân tích kỹ thuật, và kết quả là họ sẽ chỉ sử dụng các biểu đồ để xác định thời điểm giao dịch. Nên nhớ rằng các yếu tố cơ bản dẫn dắt xu hướng trong dài hạn trong khi các mô hình biểu đồ có thể đưa ra những cơ hội đầu tư trong ngắn hạn. Dù bạn có lựa chọn phương pháp luận nào, hãy luôn kiên định với phương pháp đó. Và cũng đảm bảo rằng phương pháp luận của bạn có khả năng thích nghi. Hệ thống của bạn nên theo kịp những động lực biến đổi của thị trường.

Bước 4. Lựa chọn khung thời gian dài cho hướng phân tích và khung thời gian ngắn hơn cho thời điểm gia nhập hay rút lui khỏi thị trường.

Rất nhiều các nhà đầu tư có thể bị bối rối vì những xung đột thông tin khi nhìn vào các biểu đồ trong những khung thời gian khác nhau. Những gì chỉ ra cơ hội mua vào trong biểu đồ tuần, trên thực tế, có thể lại cho thấy dấu hiệu nên bán ra trong biểu đồ ngày. Do đó, nếu bạn đang sử dụng biểu đồ tuần để xác lập hướng giao dịch cơ bản của mình và sử dụng biểu đồ ngày để xác định thời điểm gia nhập, hãy đảm bảo đồng bộ hóa cả hai. Nói cách khác, nếu biểu đồ tuần cho bạn thấy dấu hiệu mua vào, hãy đợi để xem liệu biểu đồ ngày cũng xác nhận dấu hiện đó. Giữ sự lựa chọn thời điểm của bạn thống nhất.

Bước 5. Tính toán kỳ vọng của bạn.

Kỳ vọng là công thức bạn sử dụng để xác định độ tin cậy trong hệ thống của mình. Bạn nên quay ngược lại thời gian và đo lường tất cả những giao dịch của bạn, so sánh những giao dịch thành công và thất bại của mình. Sau đó, xác định lợi nhuận và thua lỗ trong hoạt động đầu tư của mình.

Nhìn lại 10 giao dịch gần đây nhất của mình. Nếu bạn chưa thực hiện một giao dịch thực nào, quan sát lại biểu đồ của mình, nơi hệ thống của bạn đã chỉ ra thời điểm bạn nên gia nhập hay thoái lui khỏi thị trường. Xác định liệu bạn đã tạo ra lợi nhuận và thua lỗ trong thời điểm đó. Ghi nhận những kết quả này theo công thức:

E=[1+(W/L)] x P – 1

Trong đó:
W = Trung bình giao dịch thành công
L = Trung bình giao dịch thất bại
P = Tỷ lệ phần trăm giao dịch thành công

Ví dụ:
Nếu bạn thực hiện 10 giao dịch và 6 trong số chúng thành công và 4 giao dịch thất bại, tỷ lệ phần trăm giao dịch thành công của bạn sẽ là 6/10 hay 60%. Nếu sáu giao dịch thành công của bạn tạo ra 2.400USD, khi đó trung bình giao dịch thành công của bạn sẽ là 2.400USD/6 = 400USD. Nếu bạn thua lỗ 1.200USD thì trung bình giao dịch thất bại của bạn sẽ là 1.200USD/4 = 300USD. Áp dụng kết quả này vào công thức trên bạn sẽ có:

E= [1+ (400/300)] x 0,6 – 1 = 0,40 hay 40%.

Con số kỳ vọng tích cực 40% có nghĩa là hệ thống của bạn sẽ hoàn lại cho bạn 40 cents trên mỗi USD bạn bỏ ra trong dài hạn.

Bước 6. Tập trung vào giao dịch của bạn và học cách chấp nhận các khoản thua lỗ nhỏ.

Một khi bạn đã rót tiền vào tài khoản của mình, điều quan trọng nhất chính là nhớ rằng tiền của bạn đang trong vòng rủi ro. Do đó bạn không nên dùng khoản tiền này vào các mục đích như trang trải cuôc sống hay thanh toán hóa đơn. Xem tiền giao dịch của bạn như những đồng tiền đang trong giai đoạn nghỉ ngơi. Một khi kỳ nghỉ kết thúc, đồng tiền của bạn đã bị tiêu đi. Có cùng thái độ này đối với hoạt động giao dịch. Đây sẽ là một chuẩn bị tâm lý cho bạn trong việc chấp nhận những khoản thua lỗ nhỏ, chìa khóa để kiểm soát những rủi ro. Bằng cách tập trung vào giao dịch của mình và chấp nhận những khoản thua lỗ nhỏ hơn là liên tục tính toán tài sản của mình, bạn sẽ thành công hơn.

Bên cạnh đó, chỉ đẩy rủi ro tối đa trong giao dịch của bạn lên 2% trên tổng vốn của bạn. Nói cách khác, nếu bạn có 10.000 USD trong tài khoản giao dịch của mình, đừng bao giờ để bất kỳ khoản thua lỗ nào nhiều hơn 2% giá trị tài khoản, hay 200USD. Nếu bạn dừng ở bất kỳ điểm nào lớn hơn 2% tài khoản của bạn, hãy giao dịch với khung thời gian ngắn hơn hoặc giảm tỷ phần đòn bẩy xuống.

Bước 7. Xây dựng vòng phản hồi tích cực.

Một vòng phản hồi tích cực được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa giao dịch được thực hiện tốt cùng với kế hoạch của bạn. Khi bạn dự kiến một giao dịch và sau đó thực hiện nó tốt, bạn đã hình thành được một mô hình phản hồi tích cực. Thành công tạo ra thành công, theo đó tạo ra niềm tin – đặc biệt nếu giao dịch sinh lời. Ngay cả khi bạn phải chịu một khoản thua lỗ nhỏ do tuân theo giao dịch đã định, như vậy bạn sẽ xây dựng được một vòng phản hồi tích cực.

Bước 8. Thực hiện phân tích cuối tuần.

Chuẩn bị trước luôn là một điều tốt. Vào cuối tuần, khi thị trường đã đóng cửa, nghiên cứu các biểu đồ tuần để tìm ra mô hình hoặc thông tin có thể ảnh hưởng tới giao dịch của bạn. Có lẽ mô hình biểu thị hai đỉnh và các chuyên gia cũng như thông tin hỗ trợ cho thấy thị trường sẽ đảo chiều. Đây có thể là một sự phản xạ khi mô hình có thể tác động tới các chuyên gia và ngược lại các chuyên gia cũng có tác động tới mô hình. Hoặc các chuyên gia có thể nói với bạn rằng thị trường chuẩn bị bùng nổ. Có lẽ những chuyên gia này hi vọng có thể dụ dỗ bạn tham gia thị trường, do đó họ có thể bán được cổ phiếu của mình nhờ tính thanh khoản tăng cao. Đây là những hành vi nên được quan sát để giúp bạn định hình được tuần giao dịch sắp tới của mình.

Nếu thị trường không đạt tới điểm gia nhập của bạn, hãy học cách kiên nhẫn. Bạn có thể phải đợi cơ hội lâu hơn bạn dự kiến. Nếu bạn bỏ qua một giao dịch, nhớ rằng sẽ luôn có cơ hộ tiếp theo. Nếu bạn có lòng kiên nhẫn và kỷ luật, bạn có thể trở thành một nhà đầu tư giỏi.

Bước 9. Giữ một bản ghi nhớ.

Giữ một bản ghi nhớ là một trong những công cụ học hỏi tốt nhất mà một nhà đầu tư có thể có. In các biểu đồ và lập danh sách các lý do thực hiện giao dịch, bao gồm cả những yếu tố cơ bản làm xoay chuyển quyết định của bạn. Đánh dấu biểu đồ tại những điểm gia nhập và thoái lui của bạn. Đưa ra các bình luận thích hợp về biểu đồ. Lưu bản ghi nhớ này lại, vì thế bạn có thể tham khảo nó các lần sau. Lưu ý những lý do cảm tính khi bạn ra quyết định. Bạn có sợ hãi? Hay bạn có quá tham lam? Hay bạn hoàn toàn đang băn khoăn? Ghi lại tất cả những cảm giác này. Chỉ khi bạn cụ thể hóa được những giao dịch của mình, bạn sẽ có thể phát triển được khả năng kiểm soát tâm lý và kỷ luật để thực hiện đầu tư một cách có hệ thống thay vì dựa vào thói quen.

Kết luận

Những bước đi kể trên sẽ dẫn bạn tới một cách tiếp cận có tổ chức trong giao dịch và giúp bạn trở thành một nhà đầu tư có chọn lọc. Đầu tư là một nghệ thuật và cách duy nhất để trở thành một nhà đầu tư tài giỏi là thông qua việc rèn luyện một cách kiên định và có kỷ luật. Nên nhớ câu nói: bạn càng chăm chỉ, bạn càng may mắn.


Nguồn: Stox

Copy & Chia sẻ cho bạn bè qua Yahoo, Skype...

Tin tức khác:

 
Giỏ hàng của bạn
Tổng: 0 sản phẩm
>> chi tiết <<
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ thanh toán
Thanh toán an toàn với Bảo Kim !
Dành cho quảng cáo