Sản phẩm nổi bật
-
-
650.000 VNĐ
Bao hành: 3 tháng
-
5.750.000 VNĐ
Bao hành: 12 tháng
-
250.000 VNĐ
Bao hành: 0 tháng
-
184.912.000 VNĐ
Bao hành: 12 tháng
|
|
[ Cập nhật ngày 28-08-2015 ]
Nỗ lực của chính quyền Tổng thống B.Ô-ba-ma (Barack Obama) trong việc đẩy nhanh tiến trình đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã một lần nữa vượt qua thêm một cửa ải quan trọng tại Thượng viện Mỹ...
Theo báo New York Times, trong cuộc bỏ phiếu lần hai diễn ra rạng sáng ngày 22-5 (giờ Việt Nam) về việc đưa dự luật về Quyền Thúc đẩy thương mại (TPA), thường gọi là quyền đàm phán nhanh, ra thảo luận trước toàn bộ Thượng viện Mỹ để tiến tới bỏ phiếu phê chuẩn, văn kiện này đã nhận được 62 phiếu ủng hộ, nhiều hơn 2 phiếu so với quy định. Trong lần bỏ phiếu này có 13 trong tổng số 44 Thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ cùng 49 trong tổng số 54 đồng nghiệp đảng Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ. Một số nghị sĩ đảng Dân chủ đã quyết định ủng hộ dự luật này, sau khi nhận được sự bảo đảm từ lãnh đạo phe đa số đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mít Mắc Cô-neo (Mitch McConell) về việc tiếp tục cấp giấy phép hoạt động cho Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ-chuyên hỗ trợ tài chính cho hoạt động xuất khẩu-trước khi phải đóng cửa vào ngày 30-6 tới. Đây cũng là kết quả của nhiều tuần nỗ lực của chính quyền ông B.Ô-ba-ma vận động các nhà lập pháp của đảng mình ủng hộ một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng. Như vậy, các nghị sĩ chống đối sẽ không thể dùng chiêu “filibuster” (thảo luận không dứt) để cản trở TPA.
|
Cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ rạng sáng 22-5 (giờ Việt Nam). Ảnh: AP. |
Phát biểu trong cuộc gặp nội các cùng ngày tại Nhà Trắng, Tổng thống B.Ô-ba-ma lên tiếng hoan nghênh kết quả trên, nhấn mạnh đây là một "bước tiến quan trọng" và mang lại nhiều lợi ích cho người lao động Mỹ. Đồng thời, ông B.Ô-ba-ma khẳng định chương trình nghị sự về hiệp định thương mại này phù hợp với các tiêu chuẩn về bảo hộ lao động cũng như vấn đề môi trường, những yếu tố gây khó khăn cho việc thông qua dự luật này trước đó. Cùng chung quan điểm, thượng nghị sĩ Mắc Cô-neo cũng đánh giá đây là "một chiến thắng tốt đẹp", đồng thời khẳng định Thượng viện sẽ tiếp tục thảo luận và cố gắng kết thúc việc bỏ phiếu về TPA trong tuần này. Với kết quả bỏ phiếu trên, dự luật TPA dự kiến sẽ được bỏ phiếu thông qua vào cuối tuần này, trước khi Quốc hội Mỹ bước vào đợt nghỉ kéo dài đến ngày 1-6 tới.
Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là trụ cột kinh tế trong chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống B.Ô-ba-ma. Ông B.Ô-ba-ma mong muốn hoàn tất việc tham gia TPP với 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương (gồm Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Việt Nam, Xin-ga-po, Pê-ru, Niu Di-lân, Chi-lê và Bru-nây) trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống. Chính vì thế, Tổng thống Mỹ đang cố gắng thúc đẩy quá trình đàm phán hiệp định này, trong đó có quyền đàm phán nhanh TPA.
Nếu được Quốc hội Mỹ thông qua, dự luật TPA sẽ trao cho Tổng thống B.Ô-ba-ma quyền đàm phán nhanh trong vòng 6 năm để có toàn quyền đàm phán và thỏa thuận các điều khoản của hiệp định TPP với 11 quốc gia đối tác. Sau khi đàm phán hoàn tất, Quốc hội Mỹ chỉ có quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết, mà không có quyền điều chỉnh các điều khoản trong hiệp định TPP. Trong khi đó, nếu không có TPA, chính quyền Ô-ba-ma sẽ rất khó để hoàn tất việc mở rộng thỏa thuận thương mại với các đối tác TPP, theo Reuters.
Việc TPA vượt qua "ải khó" lần này tại Thượng viện có thể coi là một bước đi rộng hơn cho ông B.Ô-ba-ma. Reuters ngày 22-5 dẫn lời Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Ô-xtrây-li-a A.Rốp (Andrew Robb) cho rằng, nếu cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ đều thông qua TPA thì các bên chỉ cần tiến hành một vòng đàm phán nữa là có thể hoàn tất hiệp định TPP vào tháng 6.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định dự luật TPA sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn. Thượng viện còn phải bỏ phiếu về một số sửa đổi trước khi thông qua dự luật. Một khi dự luật này được Thượng viện thông qua, Hạ viện sẽ thảo luận vào tháng 6, nơi “cuộc chiến” được dự đoán cũng sẽ không kém phần căng thẳng. Các nghị sĩ Dân chủ ở Hạ viện tỏ ra cứng rắn hơn đồng nghiệp ở Thượng viện, trong khi một nhóm nhỏ hạ nghị sĩ Cộng hòa quyết cản trở ông B.Ô-ba-ma trong mọi vấn đề. Giới phân tích đánh giá giành quyền TPA là một “cuộc chiến” cam go của Nhà Trắng, đồng thời cuộc chiến này cũng bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Dân chủ nắm quyền hành pháp.
Đàm phán TPP được khởi động từ năm 2005, đến nay đã thu hút sự tham gia của 12 nước. Các nước đang nỗ lực hướng tới ký kết thỏa thuận trong thời gian sớm nhất, sau khi lỡ hạn chót đặt ra vào cuối năm 2013. Theo ước tính, một khi được ký kết, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới. Tới nay, các cuộc đàm phán về TPP gần như đã hoàn tất, song các đối tác thương mại của Mỹ cho biết họ muốn thấy chính quyền Ô-ba-ma có được TPA trước khi hoàn tất hiệp định, một trong những ưu tiên hàng đầu của ông B.Ô-ba-ma trước khi rời Nhà Trắng vào đầu năm 2017.
Copy & Chia sẻ cho bạn bè qua Yahoo, Skype...
Tin tức khác:
|
|
|
|